Sự thật về các cửa hàng thời trang "Made in Vietnam"
Th 3 28/08/2018
4 phút đọc
Nội dung bài viết
"Made in Vietnam" giờ không chỉ là là một chỉ dẫn về xuất xứ hàng hóa, mà đối với nhiều người tiêu dùng Việt Nam, nó còn có giá trị như là thương hiệu.
Lợi dụng tâm lý "Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam", nhiều cửa hàng thời trang treo biển "Made in Vietnam" nhưng thực tế lại trà trộn những sản phẩm không có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng để đánh lừa người tiêu dùng.
Niềm tin của người Việt vào thời trang "Made in Vietnam" đang bị lừa dối
Chính vì "Made in Vietnam" có ý nghĩa thương hiệu, không ít người lợi dụng niềm tin của người Việt vào hàng Việt để trục lợi cho bản thân bằng cách gắn mác "Made in Vietnam" lên tất cả các sản phẩm của mình rồi đội giá lên tận mây, mang lại cho người tiêu dùng cảm giác an toàn khi mua hàng Việt.
Một thương hiệu khăn lụa cao cấp làm giàu từ việc lừa dối khách hàng
Không khó để thấy các cửa hàng thời trang "Made in Vietnam" mọc lên ở khắp các tuyến phố khiến nhiều người hoa mắt chóng mặt. Không những thế, nhiều thương hiệu lớn cũng gắn mác "Made in Vietnam" và "qua mặt" người tiêu dùng trong suốt nhiều năm.
Khi người tiêu dùng còn chưa hết bàng hoàng vì biết mình bị lừa dối bởi một nhãn hiệu khăn lụa cao cấp trong suốt 30 năm thì một loạt các siêu thị, chuỗi cửa hàng cũng dính vào bê bối liên quan. Điều đó gây tổn hại không ít đến lợi ích của người tiêu dùng và doanh nghiệp.
Cửa hàng "Made in Vietnam" xuất hiện ở nhiều tuyến phố
Giá cả không tương xứng với chất lượng
Rất nhiều người Việt đang phải bỏ ra số tiền gấp 3-4 lần để chi cho một bộ đồ chất lượng bình thường. Thực chất số tiền chúng ta bỏ ra được dùng để chi cho rất nhiều chi phí khác ngoài giá trị của bộ đồ. Đó có thể là chi phí cho các chương trình quảng cáo rầm rộ, cho một "cái tên" đã lớn mạnh, cho các "điểm vàng mua sắm", hoặc có thể chỉ là cho một chiếc "mác giả". Trong khi với cùng một giá tiền như vậy, người tiêu dùng hoàn toàn có thể mua được những sản phẩm cao cấp hơn.
Người Việt phải chi tiền gấp 3-4 lần để mua một bồ đồ chất lượng bình thường
Doanh nghiệp Việt chân chính “thiếu đất sống"
Việc tràn lan những sản phẩm giá cả "không tương xứng" với chất lượng như vậy không chỉ khiến người tiêu dùng phải chịu những tổn thất không đáng khó, nhiều doanh nghiệp Việt cũng bị rơi vào tình thế "tiến thoái lưỡng nan". Người mua thì không biết nên tin vào đâu, doanh nghiệp thì bị giành giật thị trường bởi những "mánh khóe" cạnh tranh không lành mạnh.
Vậy thì đâu là giải pháp cho những vấn đề này?
Suy cho cùng, người tiêu dùng là người ra quyết định mua hàng. Do vậy, trước hết, mỗi khách hàng cần trở thành người tiêu dùng thông minh để luôn tỉnh táo trước mọi quyết định mua sắm. Việc tìm hiểu về nguồn gốc, xuất xứ, uy tín thương hiệu, chất lượng sản phẩm không bao giờ là thừa.
Về phía doanh nghiệp, các nhãn hàng thời trang Việt cần nỗ lực hơn nhiều để mang lại những sản phẩm thực sự chất lượng và chứng minh được những lợi ích dành cho khách hàng, giúp thời trang "Made in Vietnam" giành lại chỗ đứng trên thị trường, và đặc biệt là trong tâm trí người tiêu dùng.
Bộ đồ “Made in Vietnam” bạn đang mặc liệu có thật sự là hàng Việt Nam? Chiếc “mác giả” và lòng tin của người tiêu dùng giá nào đắt hơn?
Nguồn:
Đời sống&Pháp luật: https://goo.gl/ahH1sw
Dân trí: https://goo.gl/ER7jhf
Vnexpress: https://goo.gl/RA7r2d