Flowers
Người Việt “dễ tính” hay “mù quáng” trong mua sắm?

Người Việt “dễ tính” hay “mù quáng” trong mua sắm?

HÀ NHẬT LINH
Th 4 29/08/2018 6 phút đọc
Nội dung bài viết

Từ trước đến nay, người Việt vẫn thường được coi là dễ tính trong mua sắm, ít chú trọng đến nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa mà chỉ cần có nhãn mác là đã thấy yên tâm. Nhưng đó có thực sự là người Việt dễ tính hay chỉ là sự mù quáng, dễ tính trong mua sắm?


Giá trị của một món đồ có phải nằm ở giá tiền hay cái tên thương hiệu?

Có thể nói không ít nhãn hàng thời trang bán "thương hiệu" là chính. Cùng một chất lượng như nhau, thương hiệu nào "lớn" hơn thì nghiễm nhiên sản phẩm sẽ có giá thành cao hơn và được cho là sản phẩm cao cấp hơn. Về mặt tâm lý, việc mua một sản phẩm đắt tiền, có "thương hiệu" sẽ khiến người mua có cảm giác tự tin hơn, được tôn trọng hơn. Thậm chí, có nhiều người sẵn sàng chi tiền cho các loại hàng "fake", "super fake" chỉ để có cái "tiếng" mà không biết chính mình đang tự trả giá "đắt" cho hành động của mình.

Người Việt đang bỏ qua quá nhiều tiền cho các chi phí nằm ngoài giá trị thực của bộ đồ
(Ảnh: theimpression)


Chính niềm tin mù quáng vào việc sản phẩm "giá đắt" mới có "chất lượng cao" khiến cho người tiêu dùng tự đưa mình vào thế phải mua đắt hơn giá trị thực của sản phẩm.


Từ thực trạng đó có thể cho thấy việc thay đổi thói quen trong mua sắm của người tiêu dùng và phương thức kinh doanh của doanh nghiệp là điều cần thiết cho sự phát triển bền vững của thời trang Việt.


Người Việt hãy "ngưng dễ tính" trong mua sắm


Người Việt nên “ngưng” dễ tính trong mua sắm


Việc bớt dễ tính trong mua sắm sẽ giúp người tiêu dùng tránh được những tổn thất không đáng có. Các bước để trở thành người mua hàng thông minh:


  • Tìm hiểu thông tin online: Trong thời đại công nghệ, hầu hết các nhãn hàng thời trang đều có các kênh truyền thông online để quảng bá cho sản phẩm của mình. Bạn hoàn toàn có thể lên facebook hoặc website để tìm hiểu thông tin về thương hiệu cũng như sản phẩm, giúp bạn tiết kiệm thời gian thay vì phải đi từng cửa hàng để tìm sản phẩm mình muốn mua. Các ý kiến review, feedback của những khách hàng đã từng mua sản phẩm cũng là một nguồn tham khảo giúp bạn đánh giá mức độ uy tín của nhãn hàng.


  • Tham khảo ý kiến của bạn bè, người thân: Những ý kiến của bạn bè, người thân đã từng mua sản phẩm sẽ là nguồn tin cậy để bạn quyết định có nên mua sản phẩm của nhãn hàng đó hay không.


  • Xem và thử đồ cửa hàng: Và tất nhiên, dù hình ảnh sản phẩm có đẹp đến đâu, người khác đánh giá tốt như thế nào, đối với các sản phẩm thời trang bạn không nên bỏ qua bước này trước khi quyết định mua hàng. Chỉ khi trực tiếp tiếp xúc với sản phẩm, bạn mới phần nào xác định được chất lượng của vải, độ tỉ mỉ của đường may và sự thoải mái khi mặc lên người.


Doanh nghiệp cũng cần có trách nhiệm


Doanh nghiệp có trách nhiệm không nhỏ trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Doanh nghiệp cũng cần mạnh dạn lên tiếng, đồng thời hướng dẫn người tiêu dùng mua hàng một cách thông minh, có chọn lọc hơn. Vì đôi khi khách hàng không có đầy đủ kiến thức để phân biệt hàng thật, hàng giả hay thẩm định chất lượng của sản phẩm có phù hợp với giá tiền hay không. Đó vừa là cách bảo vệ niềm tin của người tiêu dùng Việt, vừa giúp doanh nghiệp lấy lại uy tín, khẳng định vị thế, chất lượng của sản phẩm trên thị trường.


Thị trường thời trang Việt Nam đang dần khởi sắc


Có một sự thật không thể phủ nhận đó là hàng Việt Nam từ trước đến nay vẫn luôn cạnh tranh bằng chất lượng. Doanh nghiệp Việt Nam đã có nhiều kinh nghiệm trong việc làm hàng gia công cho nhiều thương hiệu lớn trên thế giới. Sự khéo léo trong từng đường kim, mũi chỉ đã được khẳng định.


Để tạo ra lợi ích cân bằng cho doanh nghiệp và người tiêu dùng, nhiều doanh nghiệp Việt đã ứng dụng mô hình kinh doanh F2C (Factory to Customers: từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng) và đã gặt hái được những thành công nhất định như Lock&Lock, The Coffee House... Mô hình này giúp đem lại những sản phẩm chất lượng với giá thành thấp nhất có thể cho người tiêu dùng.


Trong lĩnh vực thời trang, Lamer Fashion cũng là một trong những thương hiệu ứng dụng mô hình F2C vào kinh doanh, góp phần thay đổi nhận thức của người Việt về hàng Việt và thói quen mua sắm. Như vậy có thể thấy dù thị trường tiêu dùng Việt Nam nói chung, thời trang Việt nói riêng còn tồn tại một số bất cập, nhưng bên cạnh đó vẫn có rất nhiều doanh nghiệp nỗ lực và kinh doanh chân chính, đem lại lợi ích thực sự cho người tiêu dùng.

Lamer và mô hình shop-in-shop cho chị em thỏa sức mua sắm

Lamer và mô hình shop-in-shop cho chị em thỏa sức mua sắm

Th 4 06/03/2019 1 phút đọc

Đáp ứng nhu cầu mua sắm ngày càng tăng của chị em, Lamer đã và đang phát triển chuỗi showroom theo mô hình shop-in-shop, giúp chị... Đọc tiếp

Thời trang Lamer và hành trình của sự tỉ mỉ, chính xác đến từng milimet

Thời trang Lamer và hành trình của sự tỉ mỉ, chính xác đến từng milimet

Th 6 14/09/2018 5 phút đọc

Lamer Fashion là thương hiệu thời trang công sở thiết kế được sản xuất theo mô hình F2C, đưa sản phẩm trực tiếp đến tay người... Đọc tiếp

Khám phá xưởng may thời trang chuyên nghiệp của Lamer Fashion

Khám phá xưởng may thời trang chuyên nghiệp của Lamer Fashion

Th 6 07/09/2018 5 phút đọc

Khởi nghiệp với mô hình kinh doanh thời trang F2C (Factory to Customers), đến nay Lamer Fashion đã sở hữu xưởng may chuyên nghiệp với hàng... Đọc tiếp

Lamer Fashion - Thời trang F2C quy trình khép kín

Lamer Fashion - Thời trang F2C quy trình khép kín

Th 6 07/09/2018 6 phút đọc

Lamer Fashion là thương hiệu thời trang dành cho phân khúc công sở, được sản xuất theo quy trình khép kín từ khâu thiết kế đến... Đọc tiếp

Nội dung bài viết